- TÊN NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG (NURSING)
- MÃ NGÀNH: 7720301
- THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 4 Năm
- BẰNG CẤP TỐT NGHIỆP: Cử nhân Điều dưỡng
- Hotline Tư vấn Hỗ trợ: 0986.965.918
- Mail: khoadieuduong@hmtu.edu.vn
Ngành Điều dưỡng là gì?
Điều dưỡng là một phần không thể thiếu trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. Người điều dưỡng là người trực tiếp thực hiện các hoạt động chăm sóc, động viên, tư vấn giáo giục sức khỏe cho người bệnh, gia đình, cộng đồng và nghiên cứu khoa học giúp nâng cao kiến thức và thực hành điều dưỡng.
Người Điều dưỡng tùy trình độ đào tạo có đủ năng lực để thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện, liên tục và an toàn theo quy trình điều dưỡng, phụ giúp Bác sĩ thực hiện các thủ thuật phức tạp; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, làm việc theo nhóm để giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành, phục vụ yêu cầu chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho người bệnh và cộng đồng; có phẩm chất đạo đức Điều dưỡng, tinh thần trách nhiệm cao, tác phong thận trong, chính xác, chân thành hợp tác với đồng nghiệp; có khả năng tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo Cử nhân Điều dưỡng có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, kiến thức chuyên ngành điều dưỡng và kỹ năng thực hành thành thạo;có kỹ năng giao tiếp ứng xử, làm việc độc lập, sáng tạo, làm việc theo nhóm để giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành phục vụ nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho người bệnh và cộng đồng; có phẩm chất đạo đức điều dưỡng, tinh thần trách nhiệm cao, tác phong thận trọng, chính xác, chân thành và hợp tác với đồng nghiệp ; có khả năng tự học, có trình độ tiếng anh và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Khoa Điều dưỡng bao gồm có 4 chuyên ngành chính bao gồm:
Điều dưỡng đa khoa
Điều dưỡng Gây mê hồi sức
Điều dưỡng Nha khoa
Điều dưỡng Sản phụ khoa
Điều dưỡng tại các khoa lâm sàng, phòng Điều dưỡng, Kế hoạch tổng hợp, Chăm sóc khách hàng…. của các bệnh viện, phòng khám và trung tâm y tế…
Chuyên viên nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu.
Điều dưỡng tại các khoa lâm sàng của các bệnh viện, phòng khám và trung tâm y tế.
Chuyên viên tại các công ty thiết bị y tế, Phòng chức năng của bệnh viện, trung tâm y tế.
Phụ trách y tế cơ quan, trường học.
Chuyên viên nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu.
Giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp
Học tập hoặc làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế ở nước ngoài với các vị trí như trên.
Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
Chuyên khoa I Điều dưỡng
Thạc sĩ Điều dưỡng
Tiến sĩ Điều dưỡng
Trình độ sau đại học các chuyên ngành khác liên quan theo nhu cầu xã hội
Khoa Điều dưỡng có 64 giảng viên cơ hữu, 30 trợ giảng và 96 giảng viên thỉnh giảng.
Giảng viên cơ hữu bao gồm có 64 giảng viên,trong đó có 1 Phó Giáo sư, 03 Tiến sĩ, 01 Dược sĩ chuyên khoa 2, 31 Thạc sĩ, 5 Nghiên cứu sinh và 30 trợ giảng là Cử nhân Điều dưỡng.
Giảng viên thỉnh giảng có 96 giảng viên đang làm việc tại nhiều bệnh viện và cơ sở y tế khác nhau từ trung ương đến địa phương.
- PGS.TS Đinh Thị Diệu Hằng
- TS. Đỗ Thị Thu Hiền
- TS. Phùng Văn Dự
- TS. Nguyễn Thị Minh Thu
- Dược sĩ CK II Nguyễn Thị Tuyết
5 Nghiên cứu sinh
- NCS. Nguyễn Thị Nga
- NCS. Nguyễn Thị Hằng
- NCS. Lương Thị Hải Yến
- NCS. Đào Thị Phương
- NCS. Hoàng Thị Huệ
Số lượng sinh viên:
Ngành Điều dưỡng được Nhà trường đào tạo từ năm 2012 với rất nhiều thế sinh viên đã ra trường và công tác tại các đơn vị y tế khắp cả nước.
Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp nghiệp là 97.55%
Hiện tại khoa đang quản lý 781 sinh viên chính quy, liên thông và chuyên khoa cấp 1
Địa điểm thực tập:
+ Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hải Dương
+ Bệnh viện 7 – Quân khu 3 ( Hải Dương)
+ Bệnh viên Nhi Hải Dương
+ Bệnh viên Sản Hải Dương
+ Bệnh viện Tâm thần Hải Dương
+ Bệnh viện Phổi Hải Dương
+ Bệnh viện Mắt Quốc tế Hải Dương
+ Bệnh viện Đa khoa Saint Paul Hà Nội
+ Bệnh viện Hữu nghị
+ Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải phòng,
+ Bệnh viện Quốc tế Hải phòng
+ Bệnh viện K Hà nội
+ Bệnh viện 198- bộ công an
+ Bệnh viện E Hà nội
+ Bệnh viện Uông Bí – Quảng Ninh
+Các trung tâm y tế trong tỉnh Hải Dương
Chương trình đào tạo đạt chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Chương trình đào tạo thiết kế và xây dựng để đáp ứng chuẩn Năng lực Điều dưỡng Việt Nam và yêu cầu của công việc thực tế.
Phương pháp giảng dạy đổi mới tạo điều kiện cho sinh viên tự chủ, phát huy sáng tạo, học tập, nghiên cứu theo nhóm và qua thực nghiệm.
Đội ngũ giảng viên trình độ cao, nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình và tận tâm với nghề nghiệp.
Cơ sở vật chất phục vụ hiện đại, chuyên nghiệp.
Hoạt động ngoại khóa tích cực, sôi nổi.
Nhiều cơ hội học bổng, trao đổi học tập, giao lưu văn hóa với sinh viên quốc tế.
Tuyển sinh 2020-2023:
Điểm trúng tuyển 2 năm gần nhất
Tuyển sinh 2024: (Thực hiện theo ĐỀ ÁN TUYỂN SINH 2024)
1.1. Đối tượng, điều kiện tuyển sinh.
– Đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương (theo quy định của Luật Giáo dục).
– Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.
– Đáp ứng các điều kiện khác theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.2. Phạm vi tuyển sinh.
Tuyển sinh trong cả nước.
1.3. Phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển).
1.3.1. Phương thức 1: Xét tuyển thẳng (dự kiến chỉ tiêu như mục 1.4)
– Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Xét tuyển những thí sinh từ các trường Dự bị Đại học dân tộc.
1.3.2. Phương thức 2: Xét tuyển căn cứ vào kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (dự kiến chỉ tiêu như mục 1.4).
– Ngành Y khoa (Khối B00: Toán học, Hóa học, Sinh học).
– Ngành Điều dưỡng, Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng, Kỹ thuật Xét nghiệm y học, Kỹ thuật Hình ảnh y học (Khối B00: Toán học, Hóa học, Sinh học; Khối A00: Toán học, Hóa học, Vật lí).
*) Điểm xét tuyển được tính từ tổng điểm thi 3 môn tốt nghiệp THPT theo tổ hợp các môn xét tuyển cộng điểm ưu tiên (nếu có).
1.3.3. Phương thức 3: Xét tuyển căn cứ vào điểm học bạ THPT cho các ngành: Điều dưỡng, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Kỹ thuật Xét nghiệm y học, Kỹ thuật Hình ảnh y học (dự kiến chỉ tiêu như mục 1.4).
Điểm xét tuyển được tính từ tổng Trung bình điểm 3 môn Toán học, Hóa học và Sinh học/Vật lí (Khối B00: Toán học, Hóa học, Sinh học; Khối A00: Toán học, Hóa học, Vật lí) trong 06 học kỳ lớp 10,11,12 với 18 đầu điểm và cộng điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng (nếu có).
ĐXT = (Tổng 18 đầu điểm Toán, Hóa, Sinh/Lí)/6 + điểm ưu tiên (nếu có)
1.3.4. Phương thức 4: Xét tuyển căn cứ vào chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế (dự kiến chỉ tiêu như mục 1.4) của hai đơn vị cấp chứng chỉ sau:
– TOEFL iBT: Educational Testing Service (ETS)
– IELTS: British Council (BC); International Development Program (IDP)
Điểm xét tuyển (ĐXT) được quy về thang điểm 30 như sau:
+ Với điểm IELTS :
ĐXT = điểm IELTS *30/9 + điểm ưu tiên (nếu có)
+ Với điểm TOEFT iBT:
ĐXT = điểm TOEFT iBT*30/120 + điểm ưu tiên (nếu có)
1.3.5. Phương thức 5: Xét tuyển căn cứ vào kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (dự kiến chỉ tiêu như mục 1.4).
Điểm xét tuyển (ĐXT) được quy về thang điểm 30 như sau:
ĐXT = điểm ĐGNL * 30/150 + điểm ưu tiên (nếu có)
1.4. Chỉ tiêu tuyển sinh: Tuỳ theo Ngành/Nhóm ngành, theo từng phương thức xét tuyển và trình độ đào tạo, tổng chỉ tiêu 200, cụ thể: