- TÊN NGÀNH: KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
- MÃ NGÀNH: 7720603
- THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 4 Năm
- BẰNG CẤP TỐT NGHIỆP: CỬ NHÂN KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp: Cử nhân Kỹ thuật Phục hồi chức năng (Chuyên ngành Vật lý trị liệu hoặc Hoạt động trị liệu hoặc Ngôn ngữ trị liệu). Có phụ lục văn bằng cụ thể chuyên ngành.
Tống số tín chỉ: 138 (Chưa bao gồm 03 tín chỉ Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng)
- Hotline Tư vấn Hỗ trợ: 02203.891.799
- Mail:
Khoa Phục hồi chức năng được phát triển từ Bộ môn Phục hồi chức năng thành lập từ năm 1978, là một trong 03 đơn vị đầu tiên trên cả nước đào tạo Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng (VLTL/PHCN) ở trình độ trung cấp. Cùng với quá trình xây dựng và phát triển của Nhà trường, năm 2011, Bộ môn VLTL/PHCN đã được nâng cấp thành Khoa VLTL/PHCN trực thuộc Trường và được đổi tên thành Khoa PHCN vào năm 2017.
Năm 2008, tuyển sinh khóa cử nhân Kỹ thuật Phục hồi chức năng đầu tiên. Đặc biệt, từ năm học 2021-2022 nhờ các dự án nâng cao chất lượng đào tạo, khoa đã nỗ lực điều chỉnh và xây dựng mới các chuyên ngành trong ngành PHCN.
Khoa là đơn vị đầu tiên trong cả nước đào tạo đầy đủ 03 chuyên ngành: Vật lý trị liệu, Hoạt động trị liệu và Ngôn ngữ trị liệu. Năm 2022, tuyển sinh và đào tạo sau đại học Chuyên khoa 1 PHCN.
Dự kiến năm 2024 tuyển sinh và đào tạo khóa thạc sĩ Kỹ thuật PHCN đầu tiên.
Ngoài hoạt động đào tạo, khoa PHCN tham gia khám, lượng giá và điều trị PHCN cho người bệnh tại bệnh viện của trường.
Triển khai PHCN đa ngành với 03 chuyên ngành, hướng đến mục tiêu điều trị hiệu quả, chất lượng và toàn diện.
Nhà VLTL là người làm việc trong lĩnh vực y tế với vai trò nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, điều trị và phục hồi chức năng, từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Theo đó, nhàVLTL cung cấp các dịch vụ nhằm duy trì, cải thiện và phục hồi khả năng vận động và tối ưu hóa chức năng của con người.
Công việc của VLTL là gì?
Nhà VLTL được đào tạo chuyên nghiệp với đầy đủ năng lực có thể sử dụng kiến thức và kỹ năng chuyên ngành nhằm:
- Đánh giá, nhận định được các vấn đề và vấn đề liên quan của người bệnh
- Xác định chẩn đoán và tiên lượng VLTL,từ đó thiết lập mục tiêu và chương trình can thiệp.
- Tư vấn trong phạm vi chuyên môn và xác định khi nào người bệnh cần được giới thiệu đến một chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác
- Tiến hành can thiệp VLTL dựa vào bằng chứng
- Đánh giá can thiệp VLTL theo mục tiêu và điều chỉnh
- Tư vấn, giáo dục người bệnh trong việc tự quản lý và chăm sóc sức khỏe.
VLTL có thể can thiệp trong các bệnh lý thường gặp như: Cơ xương khớp (đau lưng, cổ vai,viêm khớp, tổn thương dây chằng, gãy xương, chấn thương thể thao thường gặp…); thần kinh (đột quỵ, chấn thương tủy sống, bệnh lý thần kinh ngoại biên, Parkinson, xơ cứng rải rác…); tim mạch (suy tim, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp…); hô hấp (hen suyễn, COPD…)và các bệnh lý khác.
Vì sao VLTL quan trọng?
Trước tiên, VLTL có thể giúp bạn thực hiện cử động hiệu quả, đúng hướng và không gây đau, đó là điều rất cần thiết để bạn thực hiện các chức năng sinh hoạt hàng ngày hay thậm chí các hoạt động thể thao yêu thích của mình. Có thể nói VLTL sẽ giúp bạn tăng cường hoạt động thể chất, ngăn ngừa một số bệnh mạn tính cũng như có thời gian vui vẻ nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, trong những tình trạng bệnh lý khác nhau, bạn có thể được điều trị và phục hồi tốt để trở lại công việc và hòa nhập cộng đồng với sự trợ giúp của VLTL.
Mục tiêu đào tạo 3 lĩnh vực chuyên môn bao gồm:
VẬT LÝ TRỊ LIỆU (VLTL): Cử nhân VLTL sử dụng các phương thức trị liệu bằng vận động và vật lý nhằm mục đích chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng thể chất cho người bệnh giúp họ có thể độc lập trong sinh hoạt và hòa nhập cộng đồng.
HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU (HĐTL): Cử nhân HĐTL sử dụng đa dạng các phương thức trị liệu nhằm phục hồi tối đa các hoạt động chức năng cho người bệnh. Giúp họ có thể tham gia vào các hoạt động hàng ngày một cách độc lập, hiệu quả. Các hoạt động bao gồm từ ăn uống, di chuyển, vệ sinh, vui chơi, thể thao giải trí và nghề nghiệp.
NGÔN NGỮ TRỊ LIỆU (NNTL): Cử nhân NNTL sử dụng các phương thức trị liệu bằng ngôn ngữ, giao tiếp nhằm phục hồi tối đa khả năng giao tiếp, ngôn ngữ, giọng nói, sự lưu loát và các rối loạn giao tiếp khác, rối loạn nuốt ở trẻ em và người lớn.
Nhân viên PHCN ( VLTL, HĐTL, NNTL) làm việc THEO NHÓM cùng nhau, cùng với các Bác sĩ chuyên khoa PHCN hoặc chuyên khoa khác. PHCN đóng vai trò quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Tuỳ trình độ đào tạo có khả năng lập và thực hiện kế hoạch can thiệp vật lý trị liệu có hệ thống, an toàn cho người bệnh; quản lý, phòng ngừa tàn tật, phục hồi chức năng và giáo dục sức khoẻ cho người bệnh, người tàn tật và cộng đồng; có đạo đức nghề nghiệp, khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và học tập suốt đời.
VẬT LÝ TRỊ LIỆU (VLTL)
- Khám/Lượng giá – Lập kế hoạch – Can thiệp VLTL cho người bệnh.
- Áp dụng các phương pháp: nhiệt, điện, vận động … để điều trị và tập luyện PHCN
- Giúp người bệnh, người suy giảm chức năng thể chất được phục hồi, tham gia các hoạt động dễ dàng hơn.
HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU (HĐTL)
- Khám/Lượng giá – Lập kế hoạch – Can thiệp HĐTL cho người bệnh.
- Áp dụng các phương pháp can thiệp vận động tinh tế … để điều trị và tập luyện PHCN
- Giúp người bệnh, người suy giảm các hoạt động chức năng có thể phục hồi, hoặc làm thành thạo hơn.
NGÔN NGỮ TRỊ LIỆU (NNTL)
- Khám/Lượng giá – Lập kế hoạch – Can thiệp NNTL cho người bệnh cả người lớn và trẻ em..
- Áp dụng các phương pháp trị liệu bằng ngôn ngữ lời nói, ngôn ngữ tăng cường và thay thế … để phục hồi chức năng ngôn ngữ, giao tiếp, nhận thức-giao tiếp, giọng nói, giao tiếp xã hội, sự trôi chảy và nuốt ở trẻ em và người lớn
VỊ TRÍ VIỆC LÀM
- Cử nhân Phục hồi chức năng (PHCN) làm việc tại các cơ sở y tế công lập và tư nhân
- Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về PHCN
- Trung tâm thể dục thể thao
- Nghiên cứu viên, cán bộ dự án tại các trung tâm nghiên cứu, tổ chức có liên quan đến người khuyết tật.
- Các trung tâm giáo dục chuyên biệt
CƠ HỘI PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP
- Cử nhân Kỹ thuật PHCN chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công việc trong môi trường Quốc tế
- Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành Vật lý trị liệu, Hoạt động trị liệu, Ngôn ngữ trị liệu.
Các bệnh viện thực hành của sinh viên bao gồm:
+ Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hải Dương
+ Bệnh viện Y học cổ truyền Tỉnh Hải Dương
+ Bệnh viện 7 – Quân khu 3 ( Hải Dương)
+ Bệnh viện Đa khoa Saint Paul Hà nội
+ Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Quảng ninh
+ Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải phòng, Bệnh viện Quốc tế Hải phòng
+ Bệnh viện K Hà nội
+ Bệnh viện TW Quân đội 108
+ Bệnh viện 198- bộ công an
+ Bệnh viện E Hà nội
+ Bệnh viện phổi TW Hà nội
+ Bệnh viện Bạch Mai Hà nội
Lý do lựa chọn khoa phục hồi chức năng của HMTU
Chương trình đào tạo đạt chuẩn, tiên tiến, hội nhập quốc tế
Giảng viên đúng chuyên ngành, trình độ chuyên môn cao, 100% có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ
Cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại, chất lượng cao
Môi trường sạch, đẹp, năng động, thân thiện
Thầy cô ân cần, tâm huyết, lắng nghe sinh viên
Nhiều hoạt động hợp tác quốc tế, ngoại khóa
100% SV ra trường có việc làm đúng chuyên ngành
ĐỀ ÁN TUYỂN SINH 2024
1.1. Đối tượng, điều kiện tuyển sinh.
– Đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương (theo quy định của Luật Giáo dục).
– Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.
– Đáp ứng các điều kiện khác theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.2. Phạm vi tuyển sinh.
Tuyển sinh trong cả nước.
1.3. Phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển).
1.3.1. Phương thức 1: Xét tuyển thẳng (dự kiến chỉ tiêu như mục 1.4)
– Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Xét tuyển những thí sinh từ các trường Dự bị Đại học dân tộc.
1.3.2. Phương thức 2: Xét tuyển căn cứ vào kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (dự kiến chỉ tiêu như mục 1.4).
– Ngành Y khoa (Khối B00: Toán học, Hóa học, Sinh học).
– Ngành Điều dưỡng, Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng, Kỹ thuật Xét nghiệm y học, Kỹ thuật Hình ảnh y học (Khối B00: Toán học, Hóa học, Sinh học; Khối A00: Toán học, Hóa học, Vật lí).
*) Điểm xét tuyển được tính từ tổng điểm thi 3 môn tốt nghiệp THPT theo tổ hợp các môn xét tuyển cộng điểm ưu tiên (nếu có).
1.3.3. Phương thức 3: Xét tuyển căn cứ vào điểm học bạ THPT cho các ngành: Điều dưỡng, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Kỹ thuật Xét nghiệm y học, Kỹ thuật Hình ảnh y học (dự kiến chỉ tiêu như mục 1.4).
Điểm xét tuyển được tính từ tổng Trung bình điểm 3 môn Toán học, Hóa học và Sinh học/Vật lí (Khối B00: Toán học, Hóa học, Sinh học; Khối A00: Toán học, Hóa học, Vật lí) trong 06 học kỳ lớp 10,11,12 với 18 đầu điểm và cộng điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng (nếu có).
ĐXT = (Tổng 18 đầu điểm Toán, Hóa, Sinh/Lí)/6 + điểm ưu tiên (nếu có)
1.3.4. Phương thức 4: Xét tuyển căn cứ vào chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế (dự kiến chỉ tiêu như mục 1.4) của hai đơn vị cấp chứng chỉ sau:
– TOEFL iBT: Educational Testing Service (ETS)
– IELTS: British Council (BC); International Development Program (IDP)
Điểm xét tuyển (ĐXT) được quy về thang điểm 30 như sau:
+ Với điểm IELTS :
ĐXT = điểm IELTS *30/9 + điểm ưu tiên (nếu có)
+ Với điểm TOEFT iBT:
ĐXT = điểm TOEFT iBT*30/120 + điểm ưu tiên (nếu có)
1.3.5. Phương thức 5: Xét tuyển căn cứ vào kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (dự kiến chỉ tiêu như mục 1.4).
Điểm xét tuyển (ĐXT) được quy về thang điểm 30 như sau:
ĐXT = điểm ĐGNL * 30/150 + điểm ưu tiên (nếu có)
1.4. Chỉ tiêu tuyển sinh: Tuỳ theo Ngành/Nhóm ngành, theo từng phương thức xét tuyển và trình độ đào tạo, tổng chỉ tiêu 120, cụ thể: